ỨNG DỤNG HẦM BIOGAS

 

Nhờ vào hầm biogas HDPE, mấy năm nay, gia đình Bùi Tuấn Vũ nuôi heo Ấp Mỹ Chánh, xã Hiệp Hưng, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, Anh Trần Văn Dung nuôi bò sữa Long An tiết kiệm rất nhiều chi phí mua gas, củi nấu rượu, giảm thiểu mùi hôi thối trong chăn nuôi... cũng nhờ vào hầm biogas HDPE.

Gia đình hai anh đã chọn cho mình nghề chăn nuôi heo, bò và nấu rượu để mưu sinh. Bằng vốn kiến thức tích lũy lâu năm sau quá trình nấu rượu, bã rượu được gia đình dùng làm thức ăn cho đàn heo trên 60 con nên gia đình anh không phụ thuộc nhiều vào thức ăn công nghiệp.Vạn sự khởi đầu nan! Khó khăn do thiếu hụt vốn chăn nuôi, ban đầu anh phải chạy vay khắp nơi vay mượn vốn để đầu tư xây dựng chuồng trại và làm sao tránh ô nhiễm môi trường xung quanh.

 

Chọn hầm biogas HDPE làm giải pháp

Chính vì vậy, trong quá trình chăn nuôi, anh chịu khó đọc tài liệu, tham gia các lớp tập huấn nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật xử lý chất thải. Qua đó anh biết chỉ có mô hình biogas mới giúp anh tiết kiệm chi phí mua chất đốt, xử lý tốt môi trường và không làm ảnh hưởng bà con xung quanh. Giải quyết tình trạng này, thông qua khuyến nông Hậu Giang biết được dùng hầm biogas bằng bạt HDPE có tính dẻo, cho phép ứng dụng rộng và linh hoạt hơn các sản phẩm khác như nhựa PVC, PE, bạt HDPE không chứa các phụ gia, chất dẻo nên tránh được hiện tượng rách, gãy, làm giảm thời gian sử dụng sản phẩm. Ưu điểm tấm bạt này là chống tia cực tím các tác động của thời tiết, khí hậu, nên rất lâu lão hóa, bền chắc, tuổi thọ trung bình trên 30 năm ngoài ánh nắng mặt trời. Hơn nữa, HDPE được chứng nhận đủ tiêu chuẩn chứa nước uống, trơ bền với các hóa chất, thậm chí với các loại axit mạnh.

Nhờ trung tâm khuyến nông giới thiệu Công ty Khí Sinh Học Việt Nam (Công ty Biogas Việt Nam), dưới sự thuyết minh về giải pháp của nhân viên kỹ thuật, anh quyết định đầu tư làm 35 m3 hầm biogas HDPE. Tất cả chất thải chăn nuôi cho vào túi và dòng gas khá mạnh, đủ giúp anh mỗi ngày nấu 80kg gạo để nấu rượu. “Trước kia không có biogas, mỗi  ngày, tôi tốn gần 110.000 đồng mua củi, về nấu cơm làm rượu. Nếu nấu nướng sinh hoạt phục vụ tiêu dùng, mỗi ngày, tôi tốn gần 120.000 đồng tiền mua chất đốt. Giờ có hầm biogas HDPE rồi, than củi, tôi đỡ lo, tiết kiệm hơn 4 triệu đồng/tháng. Thời gian gần đây, giá cả tăng, nhất là gas, chăn nuôi heo lại gặp rất nhiều khó khăn, nếu không có biogas hầm HDPE cũng như nghề nấu rượu bổ sung cho nghê chăn nuôi heo, chắc chắn tôi phải bỏ nghề”, anh Vũ nói.

 

 

 

Dùng hầm biogas HDPE tiết kiệm bền vững

Theo tính toán của anh Vũ, giá thành đầu tư hầm biogas HDPE thấp hơn so với hầm bê tông (tính giá trị hầm xây gạch trung bình 1.200.000 đồng/1m3 ),tiết kiệm khoảng 40% thời gian, chi phí lắp đặt...so với thiết kế chôn định vị nắp thu gas kiểu KT1 do không phải xây dựng liên quan đến gạch, xi măng, sắt thép...mà chỉ đào hố bảo đảm độ nghiêng vách phù hợp 30 – 450, tránh sạt lở của thành hố chứa túi biogas HDPE. Hầm biogas HDPE hay túi này có đặc tính rất bền nên anh không tốn kém tiền bảo trì từ khi lắp đặt đến nay. Hiện đàn heo 70 con của anh chẳng những giải quyết chất đốt cho gia đình mà còn cho hộ kế cận xài gas chung.Cán bộ kỹ thuật biogas anh Trần Thanh Nam cho biết, sử dụng hầm biogas HDPE loại nhỏ khoảng 30 – 40m3 của các hộ gia đình như anh Vũ đa phần được sử dụng để đun nấu, lấy nhiệt...

Còn gia đình anh Dũng chỉ cần nuôi hai con bò sữa cũng đủ lượng gas sử dụng cho gia đình, nhưng với hầm biogas HDPE lớn hơn của các trại chăn nuôi nếu có điều kiện đầu tư máy phát điện nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất giảm chi phí, tăng lợi nhuận trong kinh doanh thông qua sử dụng nguồn nhiên liệu được sinh ra từ hầm biogas HDPE để chạy máy phát điện phục vụ cho các hoạt động của trang trại, nếu khai thác hiệu quả có thể tiết kiệm 100% chi phí mua điện.

 

 

 

 

 

 

 

Hotline tư vấn miễn phí: 0902884226
Zalo